Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Góp ý đầu tiên với Ban biên soạn bộ sách giáo khoa Cánh Buồm!



Tôi vừa được một người bạn gợi ý, về một bài đọc trong cuốn “Văn- Sách tự học cho các bạn trên 10 tuổi”, trong đó có một số mục và kể nguyên văn chuyện Tấm Cám theo “Truyện cổ tích Việt Nam”, đoạn cuối vẫn mô tả sự trả thù tàn độc của nhân vật Tấm, khác rất xa với tiêu chí Nhân bản của nhân loại, và tiêu chí: “Học Văn để có sự am tường mỹ học và có năng lực sống trong cái Đẹp nghệ thuật thay cho những bài “văn” và những bài “làm văn” thổ thiển, xơ cứng, khô cằn” mà nhóm Cánh Buồm đề ra.



Như tôi từng viết về đề tài này, theo tôi Tấm không đại diện cho cái đẹp nội tâm, không phải là một nhân cách tốt (để con em chúng ta học theo) khi chỉ biết dựa dẫm thế lực và hẹp hòi khi chiến thắng. Bụt trong Tấm Cám không phải là một ông Phật từ bi, trí tuệ, mà chỉ là một kẻ quyền thế thích ban ơn trước sự cầu xin, không biết ngăn chặn mà ngầm khuyến khích cái ác (của Tấm).

Tôi đề nghị BBT Cánh Buồm nên cẩn trọng với tư tưởng “đấu tranh giai cấp”, thiếu nhân bản… của truyện cổ tích này. Kho tàng Truyện cổ tích VN không thiếu những truyện hay và nhân ái, tại sao BBT lại phải chon một truyện trùng lặp với sách giáo khoa của nhà nước, mà trong giảng dạy, họ thể hiện ý đồ giai cấp rất rõ ràng?
Tôi sẵn sàng tranh luận với quí vị về đề tài này để bộ sách ngày càng tốt hơn.
Nguyễn Đình Bổn

Không có nhận xét nào:

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...