Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Thơ, đã đến lúc phải thay đổi



Người Việt tôn sùng thơ, ca tụng thơ như một cứu tinh khi gặp bất cứ chuyện vui buồn nào. Nhà thơ làm thơ đã là đương nhiên, các chính trị gia, nhà buôn, tướng tá và cả trẻ chăn trâu cũng làm thơ.
Câu thơ của Phùng Quán “Tôi vịn câu thơ và đứng dậy” có thể là một ví dụ cho kim chỉ nam của nhiều người Việt, cho nên nhìn tổng thể, dân tộc này mang nhiều “âm tính”.
Là một người “có làm thơ” tôi nghĩ thơ chỉ nên để bày tỏ cái riêng tư, không nên dùng nó cổ xúy cho việc xây dựng lại đất nước đã hoang tàn này, bởi bằng sự ma mãnh, các nhà làm chính trị đã và đang lợi dụng thơ đó thôi.
Thơ, cũng như suy nghĩ về các chủ đề lớn của dân tộc, đã đến lúc phải thay đổi mạnh mẽ nếu không nói đã là quá muộn.
Tôi thích cách chơi chữ hậu hiện đại trong thơ Bùi Chát, với ví dụ này:

F 1:
"Có những phút ngã lòng.
Tôi vịn câu thơ và đứng dậy”

Phùng Quán
F2:
mỗi lần vấp ngã tao chống cặc gượng dậy
Bùi Chát
Và tôi đề nghị F3:
Nếu bị xô ngã, ta chống cặc đứng dậy!
Không còn tôi, không còn “ngã lòng”, không cần “vịn vào thơ” một cách yếu đuối nữa, TA hãy tự cương cường mà đứng dậy dù bị xô ngã (ví dụ khi đi biểu tình chống Formosa!).
Lưu ý: Cặc ở đây là tiếng chửi thề, bày tỏ một thái độ dứt khoát trước nghịch cảnh chớ hông phải của riêng quý ông, vì vậy quý cô, quý bà mạnh mẽ vẫn có thể... xài được!

Không có nhận xét nào:

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...