Ảnh do Phillip John Griffiths, chụp năm 1985 tại miền Bắc VN. Nguồn: reds.vn
Tôi nhớ bạn tôi, khi làm giám khảo một chương trình trên TV, khi một thí sinh miền Bắc hát "Mắt lệ cho người" của nhạc sĩ Từ Công Phụng, anh nhận xét đại ý: "Em hát rất chuẩn, nhưng do văn hóa em hấp thu nên không thể diễn tả được cái hồn của bản nhạc".
Vụ nhạc bolero, khi các ông Lê Minh Sơn, Quốc Trung... nặng lời xúc xiểm là "nhạc sến" "quá bình dân" hay "bế tắc, lười biếng chộp giật ..." là chính do cái văn hóa xuất phát của họ. Bởi họ sinh ra ở phía Bắc, từ sơ sinh đến trưởng thành đã mặc định (giáo dục) một xu hướng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật (từ 1954 về sau), nên khi thấy cái mình sáng tạo bị công chúng chê, bị lấn át với cái mà mình tin là nó xấu, nó sến (mặc định) thì lòng ganh tỵ nổi lên, khi đó họ sẽ tự dành lấy cho mình một chỗ đứng cao hơn (thậm chí họ hoàn toàn tin như vậy) để phán xét cái mà mình không hiểu, không cảm thụ được.
Điều này cũng dễ nhận thấy qua một số tạp bút (in thành sách, bán rất chạy) gần đây của vài cây bút viết về Sài Gòn, khi họ có điểm văn hóa xuất phát từ phía Bắc (chưa bao giờ sống ở miền Nam trước 1975). Các bài viết về SG của họ chỉ chạm được cái bên ngoài bằng việc mô tả, mà chưa bao giờ chạm vào cái hồn cốt SG, bởi họ chưa sống trong nội tâm (không chỉ lòng hào hiệp, tính phóng khoáng mà còn là nỗi đau) của thành phố từng là thủ đô VNCH này.
Chắc sẽ có bạn cho rằng tôi... phân biệt vùng miền, nhưng muốn nói như vậy, trước hết hãy đọc kỹ status. Ở đây không có phân biệt nào, quan điểm của tôi là văn hóa khác biệt, không phải văn hóa cao thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét