Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Đụng chạm đến Hậu hiện đại, Inrasara chửi Hoài Nam là... đồ nhai lại!



Lang thang tìm thông tin về cái chết của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tui lạc vào trang web của Hội nhà văn VN và đọc được một bài trong cái mục gọi là "diễn đàn" nhưng ở đó người ta chửi đồng nghiệp là ... trâu bò!
Đó là bài viết của ông Inrasara, có tên "Về một hiện tượng dị ứng nhai lại", với đoạn kết cực kỳ hung hăng như sau:
"Thiếu hiểu biết mà đã vội phát ngôn, nên thành bừa. Cái bừa ấy rất tự tin chường ra mặt báo để người thiên hạ thưởng lãm, mới liều. Nỗi liều kia được ngụy trang bằng giọng điệu tỏ vẻ trí thức thì không phải không tác hại đến độc giả chưa quen thuộc nhiều với cái mới, như hậu hiện đại chẳng hạn – chủ nghĩa còn đang vận động, nhất là ở Việt Nam, nơi nó được truyền bá chưa đầy đủ và khía cạnh nào đó, còn nhiều bất cập. Và, như ở đây, nó luôn bị vài nhà phê bình – bởi thiếu hiểu biết/ định kiến - nhìn bằng con mắt đầy kì thị. Thứ định kiến và kì thị cần gọi đúng tên để phơi trần ra ánh sáng, bởi biết đâu mốt mai nhà nào đó ngộ nhận tưởng ở đây có phát hiện sáng giá, tiếp tục lặp lại.
Và nhai lại.".
Động vật nào nhai lại? Hiển nhiên không phải là con người mà là loài móng guốc như trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, hươu, nai, bò rừng... vậy có làm răng mà ông Inrasara nặng lời như rứa? Thì ra do ông Hoài Nam "đụng chạm đến HHĐ" trong bài ngợi ca tập truyện Trinh nữ Ma-nơ-canh của Lê Anh Hoài mà nhất mực cho rằng tập này "chẳng cần HHĐ" và viết:
“Quan sát đời sống văn chương Việt Nam trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhất là ở mảng phê bình văn học, tôi nhận thấy một điều hơi đặc biệt. Ấy là cái sự vồ vập thái quá của một số người nào đó (xin miễn nhắc tên) với những isme mà ngày nay, ngay ở phương Tây, nơi chúng được sinh ra, người ta đã không còn muốn bàn đến nữa, hoặc chỉ nói đến chúng như những thứ đã bị nhét vào sọt rác của lịch sử. “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” là những isme như vậy. Đi sau, tìm hiểu sau nên… thích sau, âu cũng là chuyện bình thường trong học thuật. Chuyện bất bình thường là những “Tân hình thức” và “Hậu hiện đại” ấy lại mặc nhiên được những tín đồ Việt Nam kia xem như những dấu chỉ quan trọng để đánh giá giá trị của các tác phẩm văn chương đương đại. Cứ “Tân hình thức” thì hay, cứ “Hậu hiện đại” thì hay (làm như thể còn viết theo Cổ điển, Hiện thực, Lãng mạn, Tượng trưng, v.v… thì sẽ chỉ toàn những đồ tầm tầm hoặc chỉ đáng vứt đi).”
Hehe, Inrasara thì cho là Lê Anh Hoài HHĐ, Hoài Nam thì không, âu cũng lẽ thường tình. Cớ chi lại chửi ông Hoài Nam là trâu bò dê cừu hè?
Lại nhớ trên trang cá nhân của mình, Inrasara ca ngợi Trần Nhật Quang (dư luận viên) là "nghệ sĩ HHĐ xuất sắc nhất của VN hiện thời", thì Lê Anh Hoài hay Đặng Thân hay Lê Vĩnh Tài (những cây bút được ông xếp vào nghệ sĩ HHĐ)... cũng chỉ xếp sau tay này một bậc nhé, nhé!
Mà sao trên trang web của Hội nhà văn ổng hung hăng chửi người ta vậy? Hay là "chó ỷ gần nhà, gà ỷ gần vườn"?

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Ngòi bút: sự bất lực và hy vọng mong manh!




Trong một xã hội bất công như Việt Nam hiện nay, người cầm bút luôn đối diện với câu hỏi: “ngòi bút làm được gì?”. Nhìn những bà mẹ gần đất xa trời, ngồi xe lăn bán vé số; những thương binh của cả hai chế độ từng bắn giết nhau, nay ra vỉa hè bơm xe; hay thấy cảnh các cô gái vị thành niên đứng trong các bóng tối hàng cây đón khách; bên cạnh đó là biệt thự, siêu xe… của giới giàu có và cầm quyền thật thắt lòng, và trào lên một cảm giác phẫn uất.

Nhưng ngòi bút làm được gì?

Tôi cảm thấy bất lực và xấu hổ khi nhìn những người bà, người mẹ, người chị, người em… đa phần là phụ nữ, mặc áo dân oan vạ vật vỉa hè; tôi cảm thấy muốn khóc khi nhìn hình ảnh người mẹ này dương biểu ngữ kêu oan, mong trước hết giữ lại mạng sống cho con trai mình chờ điều tra lại, trong một vụ án mà đọc hồ sơ của luật sư, cá nhân tôi cảm nhận là oan!

Một nhà thơ của chế độ từng nói “Thơ ca cứu chuộc thế giới” và được cả đám người cầm bút tung hô. Cứu chuộc cả thế giới ư? Tôi ước gì anh ta dùng thơ mình để cứu được mạng sống người thanh niên đang chờ ngày ra pháp trường. Tôi ước gì anh ta cứu chuộc dù một phần nỗi oan khiên của người dân mất đất, mất nhà mà chắc hằng ngày anh ta chứng kiến! Tôi ước gì anh và những kẻ tung hô anh bớt lại một chút “hậu hiện đại”, mông đùi, nhan sắc, ngôi sao, đám mây hay thiên hà thơ nào đó để nhìn ngay mảnh đất đầy nước mắt dưới chân mình!

Dù sao tôi vẫn còn một chút hy vọng mong manh nơi ngòi bút, nếu nó được cộng lực từ cộng đồng, tạo được một áp lực từ dư luận; vụ bán đất cho giặc và nay thu hồi tại Đèo Hải Vân là một đốm sáng, dù nhỏ nhoi vẫn là ánh sáng của hy vọng.


N.Đ.B.

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...