Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Mặt dày tim đen!




Vụ cái gọi là “Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020” với mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung như ngoại ngữ thứ nhất làm dấy lên nhiều bức xúc của dư luận vì ai cũng sợ con mình bị ép buộc học tiếng Nga, tiếng Tàu một cách vô bổ trong khi cái cần là tiếng Anh thì mấy chục năm nay nhà trường dạy cách chi mà học xong lớp 12, tức sau 6 năm học, tất cả học sinh đều ù ù cạc cạc trước một du khách nói tiếng Anh, dù họ chỉ… hỏi đường!
Nhưng các vị đừng quá lo lắng. Không có chuyện họ ép học tiếng Nga, tiếng Tàu đâu. Hãy nghe họ trả lời báo chí nè:
- Trong Đề án có nhiều khái niệm như 'ngoại ngữ thứ nhất', 'ngoại ngữ thứ hai' gây nhiều thắc mắc, đề nghị Ban quản lý giải thích rõ hơn các khái niệm này?
- Ngoại ngữ thứ nhất buộc người học phải lựa chọn để học theo quy định từ năm 2006 của chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh được chọn một trong bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm). Năm 2011, Bộ ban hành thêm chương trình tiếng Nhật cấp THCS và THPT, đưa vào dạy học trong trường phổ thông cấp trung học như ngoại ngữ thứ nhất và thứ hai, tùy theo nhu cầu và lựa chọn của địa phương, trường học và người học. (Báo VNE).
Như vậy có nghĩa “Học sinh được chọn một trong bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc”. Tôi thì cho rằng 90% học sinh sẽ chọn tiếng Anh, 9% chọn tiếng Pháp và chừng 1% chọn tiếng Nga, Trung.
Bộ Giáo dục có nghĩ như vậy không? Chắc là có! Vậy tại sao họ cố tình nhồi nhét đủ thứ tiếng (có thêm Đức, Nhật) vào cái đề án này? Câu trả lời là càng nhiều thứ thì xin tiền càng nhiều. Nghe nói 500 triệu USD cho giai đoạn đầu. Đề án chưa phê duyệt nên phải o bế để thông qua và giải ngân đặng kiếm %!
Vì vậy các vị đừng lo con mình phải học tiếng Tàu, tiếng Nga, các vị chỉ nên lo thêm tiền… đóng thuế!
Tôi nói vậy có đúng tim đen các ông không hả mấy ông giáo dục?


Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Hòa bình, giấc mơ xa vời của nhân loại



Hôm nay 21/9, là “Ngày quốc tế Hòa bình, cũng gọi là Ngày Hòa bình thế giới” với thông điệp “Hòa bình bắt nguồn từ tình yêu thương” và “Hãy trao đi tình yêu thương nhân ngày hòa bình thế giới”.

Việt Nam, kể từ Ngô Quyền dựng nghiệp, có lẽ là đất nước hàng đầu trên thế giới luôn chìm trong chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến, nên với đa số người dân hòa bình không chỉ là ước muốn, một giấc mơ mà còn là một khao khát. Trong cuộc chiến Bắc- Nam tàn khốc trước 1975, người miền Nam luôn khao khát hòa bình, và nếu bỏ qua “chiến tranh ủy nhiệm” từ các cường quốc Nga, Tàu, Mỹ áp đặt trên quê hương thống khổ này, có thể nhận ra người lính Viêt Nam Cộng Hòa chỉ cầm súng để tự vệ.

Người cầm bút miền Nam cũng vậy, trước Hiệp định Paris, với hy vọng chiến tranh chấm dứt, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhạc sĩ Thông Đạt trong ca khúc Tình Em Biển Rộng Sông Dài đã viết những ca từ đầy hoài mong khắc khoải:

Hòa bình ơi,
Tình yêu em như sông biển rộng.
Tình yêu em như lúa ngoài đồng.
Tình yêu em tát cạn biển đông.
Hòa bình ơi, chờ trông nhau như con chờ mẹ
Chờ trông nhau như gió mùa hè
Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê

Nhạc sĩ Phạm Duy, đã sáng tác tập Bình Ca cũng với chủ đề này, vẽ lên một bức tranh đầy hoài vọng của người miền Nam:

Này em vang tiếng cười
Giờ chơi không e ngại
Trường lớp đó mới xây là nơi, là nơi
Ngày xưa, giam bao người
Già nua hay thơ dại
Trại cũ đã biến ra trường đời
Hoa hồng nở ở giữa vườn chơi

Này em đã tới giờ
Mẹ đưa em đi chợ
Từ sáng mãi tới trưa, còn lưa
Rồi khi đưa nhau về
Gặp anh hippy trẻ
Mặc áo rách đứng bên nhà thờ
Trông đẹp tựa hình Chúa hiền mơ

Nhưng thực tế đã chứng minh, đó chỉ là giấc mơ. Người cộng sản nhân danh “chiến tranh thần thánh”, phớt lờ hiệp định hòa bình đã ký kết, tiếp tục dội bão lửa xuống miền Nam, hoàn tất cuộc chiến bằng một chiến thắng của họ, và tạo ra một hệ lụy khủng khiếp về sự chia rẻ, hận thù, di tản và sụp đổ văn hóa cho đến ngày hôm nay.

Là người cầm bút tự do, tâm hồn tôi cũng khao khát hòa bình, theo đúng ý nghĩa tốt đẹp nhất của mỹ tự này. Nhưng lý trí tôi nhắc nhở rằng hòa bình thực ra chỉ là giấc mơ xa vời của nhân loại.

Bọn quỷ đỏ còn đó, và nếu không còn quỷ đỏ thì tiếp nối chúng là quỷ đen, quỷ xám hay một thứ quỷ nào đó với những cuộc chiến tranh khắp nơi trên thế giới mà chúng nhân danh, ca ngợi là thần thánh!


Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...