Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Lưu Hiểu Ba

Nobel Hòa Bình- Trung Quốc và Đức Quốc xã chia sẻ tương đồng!
Sự việc ông Lưu Hiểu Ba chết làm gợi nhớ đến một trường hợp khác rất giống ông Lưu.
Đó là nhà văn, nhà báo Carl von Ossietzky người Đức, Nobel HB 1935, nhưng bị Adolf Hitler buộc tội "gián điệp" từ năm 1931. Tất nhiên ông không được nhận giải thưởng và chết trong nhà giam năm 1938 vì bệnh lao, trong sự canh phòng nghiêm nhặt của Gestapo (mật vụ Đức).
Có nhiều điểm tương đồng trong 2 trường hợp này:
- Cả 2 ông đều là nhà văn, nhà báo
- Cả 2 đều chết vì bạo bệnh trong thời gian bị giam cầm
- Cả 2 ông đều bị mật vụ canh chừng đến phút cuối đời
- Cả Trung Quốc và Đức khi không cho công dân mình nhận giải đều theo xã hội chủ nghĩa. (Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi; gọi tắt trong tiếng Việt: Đảng Quốc xã) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc xã).

Chúng ta bị công lí của chính mình đè bẹp!
"Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta không cần hợp tác, chúng ta tùy ý kết bè kéo cánh, chúng ta lập ra các tổ chức, chúng ta cử người lãnh đạo, chúng ta lập các hội công nhân và sinh viên tự quản, chúng ta tuyệt thực, chúng ta tổ chức các nhóm tranh luận, các nhóm trí thức, phóng viên, cảm tử quân, chí nguyện quân và hướng đạo sinh. Không ai chịu nghe ai, chẳng người nào chịu dưới trướng người nào.
Chúng ta làm cách mạng, chúng ta thực hành dân chủ, chúng ta căm thù Đảng Cộng sản tột độ và lên án Đảng bằng những bộ quần áo đẫm máu trên thân thể chúng ta. Chúng ta nghiến răng chửi kẻ khác, chúng ta thỏa sức bôi nhọ, chúng ta cho phép mình nói những điều như: chúng tao sẽ bắn vỡ sọ mày, chúng tao sẽ bỏ mày vào vạc chiên, chúng tao sẽ chôn sống mày. Chúng ta cho phép mình chửi rủa và thậm chí hành hung những kẻ không đi cùng chúng ta. Chúng ta cho phép mình thanh toán ân oán giang hồ cá nhân, nhân danh công lí..."
Lưu Hiểu Ba- Phạm Thị Hoài dịch.
"Tiểu luận sau đây của Lưu Hiểu Ba được in trên tờ Central Daily News ở Đài Loan ngày 5-6-1993, nhân 4 năm Sự kiện Thiên An Môn. Lời phê bình các khuyết điểm của giới trí thức phản kháng Trung Quốc và phong trào sinh viên năm 1989 xuất phát từ trải nghiệm trực tiếp của ông." (trích từ tranghttp://www.procontra.asia/?p=1512).
Nhận xét của tôi: Là người trong cuộc, Lưu Hiểu Ba đã chỉ chính xác cái khuyết điểm của phong trào đòi dân chủ, nhân quyền TQ, đó cũng là lý do cho đến nay phong trào này chưa thể lớn mạnh.
Còn với chúng ta, không chỉ mô hình nhà nước VN copy của TQ, mà hành xử của nhiều thành viên trong các phong trào dân chủ cũng ... giống luôn! Tôi chỉ mong với VN, nó chỉ là cái "vật chất" đang nổi lên!


Nghệ sĩ hoạt hình Trung Quốc, Tiểu Quái, cũng vẽ dựa trên bức ảnh này với hình ảnh hai ngọn nến biểu tượng cho vợ chồng ông Lưu.


Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đã mất!
Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61 do bị ung thư gan khi đang ở tù.
Cáh đây mấy ngày, ông Joseph Herman thuộc Trung tâm Ung thư M.D. ở Mỹ và ông Markus Buchler thuộc Đại học Heidelberg của Đức cho biết ông Lưu Hiểu Ba và gia đình ông đã đề nghị ông được điều trị ở Đức hoặc Hoa Kỳ và nhận xét rằng tình trạng chưa phải quá muộn nhưng nhà cầm quyền TQ không đồng ý và hôm qua ông hôn mê, gia đình từ chối việc mở khí quản.
"Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng những tiến bộ chính trị của Trung Quốc sẽ không ngừng lại và tôi với niềm lạc quan sâu sắc, mong muốn được thấy một đất nước Trung Quốc tự do trong tương lai"... "Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết."
Ông nói trong một tuyên bố được đưa ra sau phiên tòa xử ông hồi năm 2009.
Lưu Hiểu Ba từng được đề nghị đi tị nạn chính trị tại Úc nhưng ông từ chối. Ông là người hùng của phong trào dân chủ nhưng là kẻ thù, là tội phạm "âm mưu lật đổ chế độ" trong mắt nhà cầm quyền Trung Quốc.
(Nguồn BBC)

Không có nhận xét nào:

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...