Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Trí thức!



Đây là một danh từ, xuất phát từ một sự phản kháng chính phủ của một nhà văn nổi tiếng người Pháp là Émile Zola trong làn sóng bài người Do Thái thời đó, ông đã công khai viết kháng nghị, viết báo để bênh vực trong vụ minh oan cho một sĩ quan gốc Do Thái là Dreyfus. Vì bài báo này, Zola đã bị kết tội vu khống và phải sống lưu vong ở Luân Đôn một năm, nhưng khi quay về Pháp ông vẫn tiếp tục viết thêm một loạt bài báo thể hiện chính kiến của mình. Vào năm 1906, (khi đó Émile Zola đã mất), văn bản kháng nghị này của ông và bạn bè, được thủ tướng Pháp là Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) công khai và gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels). Từ đó từ "trí thức" ra đời, có mặt trong các Đại từ điển, với nghĩa: một cá nhân làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần và có thái độ phản biện xã hội!

Tại các nước độc tài chỉ có một "nhà nước toàn trị", mọi phản biện đều bị xem như "phản động" còn phản kháng có thể bị qui tội "lật đổ chính quyền" vì vậy chữ "trí thức" đã được định nghĩa lại, theo đó ai có học hành, ngầm ý tốt nghiệp cỡ... cao đẳng đã là trí thức! Thậm chí sinh viên còn được gọi là "trí thức trẻ", và do đó vị thế của trí thức tại các nước này bị xem nhẹ, và giới chính khách ngạo mạn gọi "trí thức là cục phân" (Mao Trạch Đông) hay “đồ cặn bã của dân tộc” (Lenin).

Tại Việt Nam, nơi mà phản biện xã hội về chính trị cũng dễ bị chụp mũ phản động, một người nổi tiếng như Ngô Bảo Châu cũng né tránh: "Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội". Câu của tay giáo sư toán này rõ ràng biện hộ và ca tụng cho chính mình!

Cá nhân tôi tôn trọng tài năng nhưng tôi không coi anh ta là một trí thức nếu không có tư duy phản biện bởi trong một chế độ toàn trị, những "giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra" vẫn là để phục vụ cho một tầng lớp bóc lột, khi đó nghệ sĩ gọi là văn công và kẻ cầm bút cũng là hạng văn nô. Còn nếu cho rằng chỉ tốt nghiệp cao đẳng là trí thức thì với 24.000 tiến sĩ cộng thêm, Việt Nam hiện nay có hàng chục triệu trí thức, và Lenin và Mao Trạch Đông sẽ đúng bởi trong cái mớ lùng nhùng kia, thiếu gì cặn bã và phân!

NGUYỄN ĐÌNH BỔN


1 nhận xét:

motrachvu nói...

Khó mà có một khái niệm hoàn chỉnh về trí thức(hay chưa có ai đưa ra khái niệm nào được coi là hoàn chỉnh nhất). Trong thời điểm hiện tại,quan niệm của TĐB ""Cá nhân tôi tôn trọng tài năng nhưng tôi không coi anh ta là một trí thức nếu không có tư duy phản biện bởi trong một chế độ toàn trị" có thể được coi là tiến bộ. Nhưng chế độ toàn trị là một thực tế lịch sử, tồn tại hàng trăm năm. Khi nào nó cần xuất hiện, khi nào nó cần bị thay thế là do các điều kiện lịch sử cụ thể quyết định.
Hiến pháp năm 1946 được coi là HP dân chủ nhất của VN, nhưng gần 70 năm qua VN vẫn chưa có dân chủ. Những hiến pháp sửa đổi sau này (kể cả HP 2013) bị coi là những "bước lùi", nhưng nó vẫn cứ tồn tại bên cạnh những người, những phong trào đấu tranh đòi một HP dân chủ hơn.
Ai đó có thể coi (giới) trí thức là cục phân, coi trí thức không nhất thiết phải là phản biện xã hội hoặc trí thức phải là những người nhất thiết phải có phải biện xã hội và ai đó phê phán những quan niệm trên chỉ là những quan điểm cá nhân.
Khi chưa có định nghĩa hoàn chỉnh (thống nhất) về trí thức thì trí thức rất có thể bị lạm dụng để bảo vệ những quan điểm rất khác nhau thậm chí đối nghịch nhau!

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...