Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Nghịch lý của... phi lý!



Kamel Daoud là nhà văn Algeria. Sinh năm 1970, ông vừa đoạt giải Goncourt 2015 cho tiểu thuyết đầu tay có tên "Meursault, contre-enquête", ra mắt ở Algeria năm 2013, và ở Pháp năm 2014.
"Meursault, contre-enquête" có thể xem như sự tiếp nối L'Étranger (Kẻ xa lạ) của Albert Camus hoặc một tiểu thuyết độc lập đều được. Cuốn này chưa được dịch ra tiếng Việt nên tôi chưa được đọc nó, chỉ biết qua báo chí rằng "Meursault, contre-enquête" được giới phê bình nhận định là lời chất vấn sâu sắc văn hóa Hồi giáo và thế giới Ả rập. Hồi tháng 11/2014, Abdelfatah Hamadache – người đứng đầu nhóm hoạt động Hồi giáo Salafi ở Algeria – công bố trên facebook rằng, nhà văn Kamel Daoud nên bị xử tử bởi cuốn sách này báng bổ thánh Allah và các giá trị Hồi giáo thiêng liêng!
Dù bị kêu án tử hình từ một trong những phần tử khát máu nhất thế giới nhưng Kamel Daoud vẫn từ chối rời đất nước Algeria của mình, ông tuyên bố dù có sợ hãi nhưng nhà văn thì phải tiếp tục viết những điều mà mình ấp ủ bất chấp tử thần!
Kẻ xa lạ của Albert Camus được nhìn nhận như một tiểu thuyết minh họa các học thuyết cơ bản của ông về những điều phi lý và vô lý từ cuộc sống và nhân sinh quan của nhân loại. Nhân vật của ông từ mặc định sự vô nghĩa (của đời sống) đến việc ý thức nó và cuối cùng nổi loạn để chống lại nó.
Các quan điểm của Albert Camus và Kamel Daoud dù đúng hay sai đối với người đọc thì nó cũng phản ảnh một nhân cách phi thường của nhà văn, nó bộc lộ tố chất phản kháng cao thượng trước trang viết và cộng đồng.
Nghĩ về họ, thấy mấy cái vụ của nhà văn VN mà ngán ngẩm. Nghịch lý và phi lý thay, những kẻ ăn lương chế độ, xài tiền thuế nhân dân mà không dám thốt lên một lời chân thật, không phải vì họ sợ mất mạng như Kamel Daoud mà sợ mất... cái thẻ và vài cuộc du hý tầm phào!

Không có nhận xét nào:

Chàng chăn dê ở Cần Giờ và một thực thể huy hoàng đổ vỡ

Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch t...