Đang đọc một cuốn tiểu thuyết vừa phát hành trong nước của
một nhà văn thân quen. Đọc với tâm thế bạn đọc. Cuốn sách khá cuốn hút. Cũng
như sách của những nhà văn tuổi ngoài 40 sống tại Sài Gòn, để có thể xuất bản
hợp pháp trong nước nhà văn cần tiết chế một số vấn đề xã hội. Nhưng đề tài tại
Việt Nam
mênh mông, không nhất thiết đụng chạm
đến chính trị. Ở một mức độ nào đó, nhà văn được tự do thể hiện cách viết, vậy
nhưng....
Có thể cho rằng báo chí VN đang suy đồi tận đáy khi tôi vào thử 2 tờ báo lớn nhất là TN và TT (các tờ báo chung địa bàn), vào trang "Văn
hóa" và đọc thấy gì? Đó là các tựa như "Nỗi lòng chuyển giới",
"fan Việt đội mưa đón JYJ đến VN", "Hương Tràm lộ quần
chip", "Vì sao Angelina và Brad Pitt kết hôn...", tuyệt không
thấy dòng nào giới thiệu cuốn tiểu thuyết vừa phát hành này, nói chi 1 bài phê
bình nghiêm túc còn hiển thị trên giao diện!!!
Với góc độ người đọc, tôi cho rằng những nhà văn vẫn cày
cuốc bằng chữ, vẫn viết những cuốn tiểu thuyết đầy tìm tòi, mang tính sáng tạo
rõ nét rất xứng đáng được giới thiệu, quảng bá, phê bình trên các trang báo,
hơn là để sách ra và chìm nghỉm giữa những dòng "văn hóa" phản cảm.
Họ chấp nhận cuộc chơi qua cửa kiểm duyệt của các nhà xuất bản để được in sách
hợp pháp theo luật hiện hành, nhưng họ vẫn bị “làm lơ” bởi chính các tờ báo,
các trang văn hóa văn nghệ.
Tại Việt Nam
hiện nay, việc giới thiệu sách mới nhiều khi nhiêu khê mà người cầm bút có sĩ
diện thường không chấp nhận. Đó là phải thân quen, cần biết “phải chăng” với các phóng
viên, các trưởng trang văn hóa nghệ
thuật, còn muốn được hẳn một chiến dịch PR rầm rộ thì còn nhiều thứ khác nữa,
ngoài quen biết, quán xá và cả vài điều khó nói...
Bỗng nghĩ đến những cuốn sách tầm phào, ví như một cuốn ngôn
tình Việt của một nữ MC, hay như vài ba tập thơ dễ dãi, lại được giới thiệu rùm
beng gần đây, và rất đáng được đặt dấu hỏi đằng sau nó là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét