Cháu là người không quen, tự giới thiệu đang học đại học, thích
đọc văn chương Việt Nam, có đọc face book và blog chú, và đêm qua đã gửi vào
inbox chú một số câu hỏi xoay quanh vấn đề vì sao mà theo cháu “các nhà văn, nhà thơ, nói chung là giới
nghệ sĩ là người phải có tư tưởng tự do nhất, nhưng vì sao cháu thấy họ chỉ
chiếm một số rất ít trong những người lên tiếng, còn phần đông họ thờ ơ với
chuyện tự do sáng tác và nghiêm trọng hơn thờ ơ với việc Trung Quốc xâm lược
Việt Nam?”
Cháu nhỏ thân mến!
Chú vui vì được cháu quan tâm, chứng tỏ tiếng nói yếu ớt của
mình cũng có một chút vọng âm. Câu hỏi chính của cháu thật vừa khó mà vừa dễ
trả lời. Khó vì mỗi người nghệ sĩ có quan điểm sống, sáng tác, biểu diễn... khác
nhau, và theo đó chỉ có họ mới có câu trả lời chính xác nhất. Dễ vì như cháu
nhận xét nhiều người “ nghe rất nổi tiếng” mà đọc văn thơ họ trong thời khắc
hiện tại lại “lạc lỏng làm sao”. Điều này là đúng trong một thể chế được qui
định rất rõ ràng: “văn nghệ phục vụ chính trị”. Theo như chú biết, tất cả những
ai thuộc qui chế của các tổ chức văn học nghệ thuật của nhà nước này lập nên
đều phải tuyệt đối tuân thủ điều này, vì vậy họ không dám và không thể lên
tiếng khi mà thủ trưởng của họ chưa dám lên tiếng. Tất nhiên với những người
như vậy “tự do sáng tác” là điều không thể, thậm chí là một nỗi sợ. Họ chỉ được
phép viết những điều nằm trong qui định, vừa viết vừa “tự kiểm duyệt” trước tác
phẩm của mình để khỏi bị thất thố. và với họ nói chuyện “tự do tư tưởng” là xa
xỉ. Trong số họ không phải không có những người có tài, những người tìm cách
“lách” khi viết để vượt qua cái “vòng kim cô” mà thể chế choàng lên đầu họ,
nhưng chắc chắc một khi đứng trong hàng ngũ mà ngay từ đầu được ghi là “đảng
lãnh đạo tuyệt đối” thì tác phẩm dù có ra đời đã mang nhiều khiếm khuyết.
Nhưng người có tài thì ít mà bọn cơ hội lại nhiều. Và chính
bọn này là những người trung thành nhất với chủ của mình. Họ chỉ cần biết nịnh,
làm (hoặc thuê) ai đó in vài tập thơ, vài cái truyện ngắn, hay luồn lách xin xỏ,
hối lộ sao đó… thoắt cái họ từ một tay vô danh trở thành nhà văn, nhà thơ, đạo
diễn…. Và dù họ vẫn cứ vô danh với công chúng, nhưng nếu biết nịnh tốt họ sẽ
được cử đi du lịch (thậm chí ra nước ngoài) mà không tốn tiền, dự hội thảo này
nọ. Người Việt mang bệnh sĩ, bọn ngu dốt càng sĩ nhiều hơn, và nếu đến một hội
nghị nào đó, được giới thiệu nhà văn A, đạo diễn B, nhà thơ C… thì nó… sang
trọng gấp nhiều lần hơn là một… doanh nhân! (Có chuyện ông kia khi cầm được thẻ
của Hội nhà văn liền về quê mổ heo, làm tiệc hoành tráng, lộng kiếng cái… thẻ
treo giữa nhà, là thiệt đó cháu à). Tất nhiên bọn này hiểu, nếu không có những
hội đoàn như vậy, nếu tự do sáng tác, nếu nghệ sĩ chỉ được duy nhất công chúng
công nhận, thì họ hết kiếp này còn chưa với tới, và vì vậy họ trung thành với
chủ là đương nhiên, và làm sao mà dám nói một lời tự do trước khi được lãnh đạo cho phép nói.
Chuyện này có mối liên hệ đến chuyện lên án bọn xâm lược đó
cháu. Chú đã nói đến cái vòng kim cô mà các Hội đoàn tròng vào đầu của những “văn
nghệ sĩ”, cái vòng đó ngoài tác dụng kiềm tỏa phát ngôn, nó còn có tác dụng đe
nẹt. Nói mà không đợi chủ cho phép thì tất nhiên chủ sẽ rút lại tất cả lợi lộc
đã ban pháp, mà những kẻ đó một khi mất chủ thì có tự đứng được, thậm chí còn
tự suy nghĩ được nữa đâu!
Suy nghĩ của chú là vậy, hẹn cháu nhỏ lần sau!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét