Nhìn quanh khu vực Đông Nam á, có lẽ không nước nào trẻ em bị bạo hành và ngược đãi như tại VN. Từ nhà trẻ, nhà riêng và cho đến nhà chùa. Nếu không bị bạo hành, thì các hình ảnh ăn cơm với nòng nọc, đu dây đến trường, chui vào bao nilon qua suối của trẻ em vùng núi... cũng làm nhói lòng những ai còn chút lương tâm. Trong khi đó một một bộ phận trẻ em đô thị, có cha mẹ là cán bộ hay doanh nhân là hình ảnh ngược lại. Nó phô bày một bộ mặt bất công cùng cực của xã hội, một bất công rất cần mổ xẻ.
Báo chí có phản ánh, nhưng nghệ thuật thì sao? Hình như tất cả các tác giả viết cho thiếu nhi, tất cả các tác phẩm đều tránh né việc này, thay vào đó là những "hình ảnh trong trẻo, bình yên", những lặp lại về các "trò vui học đường", những tinh nghịch của một thứ tuổi thơ hoàn toàn vô tư lự, mà ví dụ gần nhứt, sinh động nhứt là bộ phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh đang chiếu trên thị trường.
Tất nhiên nghệ thuật có quyền thể hiện trong mọi lãnh vực, có quyền mô tả cái đẹp, dù có thể nó lung linh, không thật. Nhưng liệu tại VN, nơi cái ác và nghèo đói diễn ra lồ lộ, liệu nghệ thuật có quyền mô tả cái xấu? Phải chăng người nghệ sĩ phải chùn tay trước lưỡi kéo kiểm duyệt bởi có thể bị qui chụp bôi đen xã hội tươi đẹp này? Viết sách thì chỉ tốn công, làm phim hẳn là rất tốn của, bộ phim Bụi Đời Chợ Lớn vẫn còn là một bài học lớn.
Dù nói thế nào, nghệ thuật rời xa thực tế, mô tả cái đẹp lung linh khi cái đẹp đó không có thật hoặc là thứ "của hiếm" thì chỉ là thứ nghệ thuật trốn chạy, giả trá, ru ngủ... Nó như một sự phỉ báng những vết bỏng trên thân thể tội nghiệp của em bé bán vé số bị mẹ đốt mà tôi dùng làm minh họa cho status này.
Ảnh từ zing.vn: Da non trên tay của Linh, bị mẹ đốt vì không bán hết vé số, đang bong tróc để thay lớp mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét