Nhiều năm trước,
tôi nhận được 1 cuộc điện thoại của một đứa em, hỏi: "Em thấy anh mới chạy
xe ra từ nhà tang lễ Lê Quý Đôn, anh đi đốt nhang cho ông Thu Bồn hả?"
Tôi bực lắm, trả
lời: "Ê thằng kia, Thu Bồn là cái quái gì mà tao đi đốt nhang? Tao đi đốt
nhang cho bạn tao" (Bạn tôi, họa sĩ Việt Hải cũng mất trong ngày đó, và
tôi đến nhà tang lễ viếng tang bạn!).
Thằng em:
"Thu Bồn là đồng hương nổi tiếng mà anh? Em nghĩ...".
Đó là một ví dụ
cho vết nám giáo dục, báo chí tuyên truyền của chế độ. Tôi biết, không chỉ giới
trẻ, mà còn nhiều người đã "yêu", đã "tự hào" với một vài
tên tuổi được thổi phồng như "nghệ sĩ lớn của dân tộc", và họ cứ vậy
mà yêu quý, dù họ không hề biết rằng, cái loại nghệ sỹ lớn đó, thực ra chỉ là
cái loa tuyên truyền, không có một ích lợi gì cho dân, mà chỉ có hại, vì đến
hôm nay, khi đòi hỏi bức thiết về một tiến trình dân chủ, chính họ và những tác
phẩm của họ được nhồi sọ vào đầu các thế hệ, là một rào cản lớn.
Tôi lấy ví dụ Thu
Bồn. Ông ta đã làm được gì cho dân? Về giá trị văn học, ông ta đã làm được gì
ngoài các bài thơ ca tụng lãnh tụ và chế độ!? Thơ tình của ông sau này, tuy
cũng du dương réo rắt, nhưng nó vẫn cũ như thời "thi ca tiền chiến",
đâu có một đóng góp nào cho sự phát triển của văn học nghệ thuật VN?
Vậy nhưng tiếng
tăm ông thì vang dội, thậm chí cả cái tiếng... chim gái cũng được đưa vào lòng
tự hào để một đứa em, có thể tưởng ra rằng tôi đi viếng tang Thu Bồn?
Vết nám giáo dục và
báo chí tuyên truyền cho đến hiện nay vẫn chưa được gột rửa vì học sinh vẫn học
y như chương trình cũ.
Nói riêng về nghệ thuật: Điều nguy hiểm là do giáo dục một
chiều, học sinh cứ tưởng rằng thi ca cỡ như Chế Lan Viên hay Xuân Diệu, Tố Hữu,
Thu Bồn... là đỉnh cao rồi, nên các em có năng khiếu cứ vậy mà gò theo, nên đã
nửa thế kỷ, VN rất ít nhà thơ dám cách tân!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét