Bờ biển bị ngăn bởi một hàng rào bằng lưới sắt cũ có nhiều dây bìm bìm đang ra hoa. Con đường nhìn ra biển với vỉa hè được lát gạch trước những quán cà phê, quán ăn tạm bợ của những người chủ kê những chiếc ghế nhựa ra ngoài đón du khách. Về cuối hàng rào có một khoảng trống nhiều cỏ mọc, phía trước là vịnh biển nhìn qua bờ Vũng Tàu, và sau lưng có một xí nghiệp hải sản bỏ hoang. Nhiều đá xanh bỏ thành đống trên bờ, chắc để tiếp tục xây bờ kè.
Buổi chiều. Cô gái ngồi một mình trên đống đá nhìn ra biển. Nắng nhạt trên những ngọn sóng nhỏ. Bãi biển gần như không có du khách vì cát ở đây khá bẩn. Bỗng nhiên cô quay mặt nhìn lại hướng hàng rào của xí nghiệp hải sản vì nghe những tiếng kêu là lạ. Và từ phía sau hàng rào bỏ hoang đó, qua một khoảng trống nhỏ từng chú dê chậm rãi bước ra. Có khoảng chục con như vậy, đi sau chúng là một chàng trai, tay cầm một nhánh cây vung vẩy. Trước sự ngạc nhiên của cô gái, đàn dê vẫn tiếp tục đi về hướng cô ngồi. Chàng chăn dê cũng đã nhìn thấy cô và anh tự nhiên mỉm cười đưa bàn tay không cầm nhánh cây vẫy vẫy. Cô gái cũng dùng tay chào lại nhân vật làm mình chú ý này. Khi đã đến gần, chàng trai la to: “Stop chút đi các chú dê!”, và bước đến nhìn cô gái, nói một cách tự nhiên: - Hi, lần đầu tiên anh thấy một người xinh đẹp ra ngắm biển Cần Giờ như em đó nhen!
Định tán tỉnh đây. Cô gái thầm nghĩ nhưng vẫn trả lời:- Cũng lần đầu tiên em thấy một anh chăn dê mang kính cận!
Chàng trai ngồi xuống một tảng đá:- Anh ngồi chút xíu được chớ? Ba ngày rồi không nói chuyện với ai.
Cô gái gật đầu, cười mỉm, dạ nhỏ.
Chàng trai ngồi xuống, cũng nhìn ra hướng biển với cô nhưng lại không nghe anh nói gì. Cô gái nhìn cái túi vải chàng để trên mấy phiến đá, nó cộm lên, rõ hình là một cuốn sách dày. Cô cười nụ: - Em tò mò xíu, cái gì trong cái túi của anh?
Chàng trai quay lại, thoáng chút bối rối: - Hì, không có gì, chai nước…
- Và một cuốn sách?
- Hì…
- Em có thể biết anh đọc gì không?
- …
- Và một cuốn sách?
- Hì…
- Em có thể biết anh đọc gì không?
- …
Chàng trai nhắc cái túi lên, mở ra và đưa cho cô một cuốn sách khá dày. Đó là cuốn Istanbul - Hồi ức và Thành phố của Orhan Pamuk bản tiếng Việt.
- Dạ, em cũng có cuốn này, đã đọc nhiều lần.
- Ừ, một thực thể huy hoàng đổ vỡ…
- Dạ, em cũng có cuốn này, đã đọc nhiều lần.
- Ừ, một thực thể huy hoàng đổ vỡ…
Họ nói một chút về sách, nhưng rồi lại im lặng nhìn ra biển như thể không muốn những tò mò về nhau làm tan mất không gian yên bình đến lạ lùng này. Nắng tắt, đàn dê kêu be be, chân chúng dẫm loạt soạt trên cát vẻ như sốt ruột nhưng vẫn đứng quanh đợi chủ.
- Tụi nó đòi về kìa anh?
- Không sao, hì tụi nó quen rồi.
- Anh có mấy con dê?
- Không sao, hì tụi nó quen rồi.
- Anh có mấy con dê?
Cô hỏi xong, nhìn chăm chú đàn dê và đếm: Một, hai, ba…
- Chín con, à mười, vì một con sắp có em bé.
- Chín con, à mười, vì một con sắp có em bé.
Cô bật cười vì cái chữ “em bé” của anh. Gương mặt anh sạm nắng nhưng hiền lành như nụ cười. Anh bỗng hỏi:
- Sao em ngồi đây một mình?
- Dạ, em… thích vậy.
- Dạ, em… thích vậy.
Im lặng. Cô nhìn ra mặt biển đang thẩm màu, rồi như thấy câu trả lời của mình dẫn vào lối cụt, cô nói:
- Em đi nghỉ dài ngày với anh chị, họ dự tiệc trong nhà hàng còn em trốn ra đây!
- Em đi nghỉ dài ngày với anh chị, họ dự tiệc trong nhà hàng còn em trốn ra đây!
***
Buổi chiều, cô gái vẫn ngồi chỗ cũ nhưng đến sẫm tối, vẫn không thấy đàn dê trở về như hôm qua. Cô ngồi đến tối mịt, cho đến khi nhìn thấy những ánh đèn bên kia vịnh Gành Rái. Cô bỗng thấy tiếc là mình đã không hỏi bất cứ một thông tin để kết nối nào từ anh, mà anh cũng vậy, nhìn thân thiện mà vô tình. Có tiếng ai gọi tên cô. Là bà chị đang đi kiếm. Cô vội vàng lên tiếng vì sợ chị mình hốt hoảng. Hôm sau, thứ sáu, mai là họ về lại thành phố, nhưng qua dò hỏi một chị bán cà phê, cô đã biết đó là đàn dê duy nhất ở đây…
Khi cô bước qua chiếc cổng cùng người chủ nhà, những con dê bị nhốt trong chuồng dường như nhận ra cô, bọn nó kêu be be mừng rỡ. Đó là một khoảng đất rộng xây tường bao chung quanh. Có một căn nhà xây cao, nơi đó phát ra tiếng chim yến gọi bầy và từng đàn yến lượn quanh xung quanh mái nhà. Thì ra là một trang trại nuôi yến nhưng lại có chuồng nuôi dê. Bà chủ là một phụ nữ ngoài bốn mươi hơi ngạc nhiên khi thấy cô hỏi về anh, người chăn dê đeo kính cận và đọc Orhan Pamuk.
- Quốc ha? Nó là em trai chị, hay về đây chơi. Tuần rồi không biết sao ở đến mấy ngày. Ông xã chị về đây kinh doanh, chị theo về đây rồi muốn ở lại luôn, nuôi mấy con dê cho vui thôi.
- Dạ..
- Nó học luật, hội họa… nghiên cứu cái gì đó mà về đây thường thức đến gần sáng, nói chung là… lung tung. À, lại nói muốn sau này yên bình về đây sống nữa chớ.
- Dạ, em gặp ảnh hôm trước, khi ảnh dẫn bầy dê về. Em cũng sống ở Sài Gòn nên muốn làm quen, học thêm về ảnh mà hôm đó quên xin facebook, số điện thoại.
- Dạ..
- Nó học luật, hội họa… nghiên cứu cái gì đó mà về đây thường thức đến gần sáng, nói chung là… lung tung. À, lại nói muốn sau này yên bình về đây sống nữa chớ.
- Dạ, em gặp ảnh hôm trước, khi ảnh dẫn bầy dê về. Em cũng sống ở Sài Gòn nên muốn làm quen, học thêm về ảnh mà hôm đó quên xin facebook, số điện thoại.
- Ừ, vậy em có muốn hỏi chị thêm điều gì không?
- Dạ… thôi. Em về đây!
- Ừ, ghi số điện thoại của nó chưa?
- Dạ, em ghi rồi, cám ơn chị!
- Dạ… thôi. Em về đây!
- Ừ, ghi số điện thoại của nó chưa?
- Dạ, em ghi rồi, cám ơn chị!
***
Trung tâm thành phố.
Trung tâm thành phố.
Sáng Chủ Nhật. Cô thỉnh thoảng vẫn cùng bạn bè đi mua sắm nhưng lần này không khí cực kỳ ngột ngạt. Có rất nhiều cảnh sát và những người mặc áo dân phòng. Khuôn mặt họ căng thẳng, nhiều người trông dữ tợn, trên tay cầm bộ đàm và dùi cui. Hôm qua cô đã gọi cho Quốc và anh hẹn chiều Chủ nhật đi uống cà phê nhưng khi cô cho biết buổi sáng mình mới rảnh, anh có vẻ đắn đo rồi nói:
- Sáng Chủ nhật tại trung tâm thành phố có thể có biểu tình, anh sẽ ra đó.
- Em có đọc trên facebook, em gặp anh tại đó được không?
- Em có đọc trên facebook, em gặp anh tại đó được không?
Quốc có vẻ ngần ngừ:
- Em đã từng đi biểu tình chưa? Như vụ chống Formosa hồi 2016?
- Dạ chưa…
- Hay chiều mình hẹn cà phê đi, anh nghĩ em chưa nên ra đây vào sáng mai.
- Tại sao vậy?
- Anh không biết, mà thôi tùy em. Ra thì gọi cho anh!
…
- Em đã từng đi biểu tình chưa? Như vụ chống Formosa hồi 2016?
- Dạ chưa…
- Hay chiều mình hẹn cà phê đi, anh nghĩ em chưa nên ra đây vào sáng mai.
- Tại sao vậy?
- Anh không biết, mà thôi tùy em. Ra thì gọi cho anh!
…
Những con đường đổ về trung tâm như nén lại trong một không khí ngờ vực từ các đám đông, các đội dân phòng áo xanh và cảnh sát cơ động. Khi nói chuyện cùng Quốc, cô không nghĩ tình hình căng thẳng như vậy. Lảng tránh ánh mắt soi mói của đội quân áo xanh và cảm thấy sờ sợ, cô bước vô phía trong công viên, nơi có nhiều bạn trẻ trạc tuổi mình vẫn điềm nhiên ngồi uống trà sữa mua từ các xe đẩy lưu động. Vừa đứng đó vừa nhìn quanh và định gọi cho Quốc thì bỗng nhiên có rất nhiều tiếng còi tuýt tuýt chói tai vang lên. Tiếng chân người chạy sầm sập. Trong thoáng chốc những người trẻ tuổi cách cô chừng 10m đứng vụt dậy thành vòng tròn và rút từ trong túi ra những tờ giấy A4 có ghi những dòng chữ đậm phản đối Luật đặc khu. Rất nhiều người mặc đồng phục xanh quây kín các bạn trẻ và dùi cui đã vung lên. Những người trẻ tuổi vẫn đứng yên và họ hô vang các khẩu hiệu phản đối.
Giờ thì cô sợ hãi thực sự. Lần đầu tiên trong đời cô nhìn thấy bạo lực ngay tại trung tâm thành phố. Cô không còn nghĩ đến cuộc hẹn với anh và nhanh chóng rời khỏi công viên. Trong lúc chạy cắt ngang con đường đã bị chặn xe, cô nhìn thấy rất nhiều người trẻ tuổi, cả phụ nữ bị khóa chặt tay, quăng lên những thùng xe cảnh sát. Cô thoáng nhìn thấy một khuôn mặt giống như anh, với khóe miệng rướm máu đang bị ba người mặc thường phục khóa tay nhưng không còn chiếc kính cận, hoặc chính là anh nhưng chiếc kính đã văng mất.
Những dòng nước mắt hổ thẹn rơi dài trên hai gò má cô nhưng nỗi sợ hãi đã lấn át tất cả. Khi đã rời khá xa khu vực bị đàn áp hỗn loạn, cô ngồi thụp xuống một góc tường, run rẩy lấy điện thoại ra bấm vào tên “chande” nhưng chỉ nghe những tiếng tút ngắn ngủi…
***
Đã vài tuần kể từ hôm chạy trốn, cô chưa dám bấm lại vào cái số điện thoại mà ngày nào cô cũng mở ra nhìn. Giờ thì cô đã dần quen với không khí nặng nề tại trung tâm thành phố trong những ngày nghỉ với các barrier tua tủa. Sáng chủ nhật này, cô mang theo một bó hồng nhung và nhẫn nại cài từng đóa trên hàng rào kẻm gai. Cô lẩm nhẩm lại câu nói của anh hôm ở Cần Giờ: “Một thực thể huy hoàng đổ vỡ…”.
9.2018